Các nguyên tắc và việc thực hành Ki_Society

Tại Ki Society, Tōhei tạo ra một viễn cảnh, nơi mà Ki có thể được dạy cho học viên ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả những người tàn tật và ốm yếu, và những người không có khả năng thực hành môn võ Aikido khác. Aikido chỉ là một trong những môn trong chính thể nghệ thuật toàn diện của Tōhei về Shin Shin Toitsudo; có năm bộ môn được dạy tại một Ki Society Dojo:

  • Shin Shin Toitsu Aikido, võ thuật
  • Kiatsu-hō (sức khỏe cá nhân và chữa bệnh)
  • Ki no Kokyū-hō (Ki trong việc hít thở)
  • Ki no Seiza-hō (Ki trong thiền)
  • Các bài tập phát triển Ki (các phương pháp để thực hiện sự hợp nhất của tâm trí và cơ thể như Oneness Rhythm Exercise (Bài tập Nhịp điệu Hợp nhất), Sokushin no Gyo và Senshin no Gyo)

Là một trong những người đầu tiên mang Aikido đến phương Tây từ Nhật Bản vào năm 1953, Tōhei đã gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình giảng dạy. Môn sinh phương Tây không chấp nhận cách dạy của ông ngay từ đầu, và dồn ép Tōhei với những thắc mắc của mình, và thậm chí thỉnh thoảng "tấn công" để kiểm tra khả năng thực chiến của Tōhei. Do những đặc thù trong giảng dạy, Tōhei buộc phải tạo ra một hệ thống bài giảng rõ ràng kết hợp giữa phương pháp Tây phương để dạy các khái niệm phương Đông như ki, tụ khí vào một điểm (one-point), thả lỏng hoàn toàn (relaxing completely), trong khi duy trì giảng dạy đầy đủ về Ki, vân vân. Thông qua cuộc đời của mình trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài và ở nhà, và qua kinh nghiệm của mình với Aikido, với Sokushin no Gyo ở Ichikukai dojo, và việc giảng dạy Yoga tại Nhật Bản của Nakamura Tempū, Tōhei nhận ra bốn nguyên tắc phổ quát mà ông cảm thấy cần được sử dụng trong tất cả các động tác của Ki Society, và trong cuộc sống thường ngày của mỗi người.

  • Giữ khí tại một điểm
  • Thả lỏng hoàn toàn
  • Giữ trọng lượng ở phần bụng dưới
  • Khuếch trương Ki